Những biến đổi rõ nét nhất khi mang bầu

Mang thai sẽ khiến bạn thay đổi cả về nội tiết bên trong lẫn hình dáng bên ngoài.

Những biến đổi rõ nét nhất khi mang bầu 1

 

Sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể, cùng với bụng bầu ngày một to lên khiến làn da ở một số vùng trên cơ thể của bạn sẽ phải đối mặt với vài trục trặc nho nhỏ.

Tăng cân

Tăng cân đồng nghĩa với việc bé nhận được các chất dinh dưỡng để phát triển ổn định và khỏe mạnh. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Trong giai đoạn này, bạn cần ăn uống lành mạnh và cân bằng. Tăng cân đúng chuẩn giúp bạn có một thai kỳ an toàn với ít biến chứng.

Còn khi tăng cân một cách quá đà thì thai phụ dễ gặp các vấn đề về đau lưng, táo bón, chuột rút, tiểu đường, huyết áp cao...

Rạn da

Da trên cơ thể có khả năng co dãn và đàn hồi. Đây là lý do vì sao mà khi mang thai, vùng ngực, bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không thể dãn ra kịp, mặt khác các sợi đàn hồi của da không được chuẩn bị để thích ứng kịp với kích thước tăng trưởng như “vũ bão” nên xảy ra tình trạng rạn da.

Mụn trứng cá

Nếu như một số chị em khi mang thai có làn da đẹp hơn thì ngược lại, nhiều người lại khổ sở vì bị mụn mọc “lộn xộn” ở mặt, lưng. Lượng hormone cao hơn chính là nguyên nhân gây ra mụn khi mang thai vì nó khiến lượng bã nhờn dưới lớp da lớn hơn và thúc đẩy quá trình sản xuất chất nhờn.

Những điều này dẫn đến viêm da và phát sinh mụn. Mụn trứng cá trong thai kỳ có thể nhẹ, nhưng cũng có thể nặng và nó có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn mang thai. Nhưng hầu hết, hiện tượng này sẽ hết khi bạn hoàn tất việc sinh em bé.

Ngứa

Đây là hiện tượng nhiều chị em mang bầu gặp phải. Ngứa khi mang thai có nguyên nhân điển hình như: sự thay đổi về sinh lý, có sự căng giãn da. Các vị trí hay gặp là vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, bàn chân.  

Nám da

Khi mang bầu, phụ nữ thường bị nám da mặt, khiến khuôn mặt mịn màng thường ngày của chị em bị ảnh hưởng. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi: da, tinh thần, nội tiết... Phần lớn, khi mang thai da của chị em trở nên xỉn màu, lỗ chân long to, vùng chữ T bóng nhờn, vùng da trên khuôn mặt xuất hiện các vết nám. Và thường các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh.

Ngực to và quầng vú trở nên sẫm màu

Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây tăng lưu lượng máu và những thay đổi trong các mô ở tuyến vú. Ngực của chị em mang bầu có thể bị sưng, đau, căng cứng, nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước. Núm vú cũng lớn dần lên và có màu sẫm hơn.

Đau ngực là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Hiện tượng này thường bắt đầu từ khoảng 4 – 6 tuần và kéo dài suốt 3 tháng đầu tiên.

Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 8, ngực bắt đầu to dần lên và sẽ tiếp tục phát triển cho đến cuối thai kỳ. Bạn sẽ đi kèm với cảm giác ngứa da ngực khi phát hiện ra các vết rạn trên ngực.

Mỏi mệt

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt. Trong mấy tuần đầu, cơ thể tạo nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng nuôi dưỡng em bé. Vì thế cơ thể mẹ phải vận hành nhiều hoạt động vì quá trình này đã khiến mẹ bầu bị mệt.

Nôn nao

Buồn nôn hay nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có nhiều trường hợp kéo dài tới khi sinh bé. Triệu chứng này có xu hướng xảy ra đa phần về buổi sáng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do những biến đổi về hormone, lo lắng, stress đi kèm với thai nghén.

Đi tiểu nhiều

Ngay khi biết mình có thai, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt thay đổi, một trong số đó là đi tiểu rất nhiều, sau khi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, khi thai càng lớn thì càng chèn ép vào bàng quang, chính điều này khiến bạn phải đi tiểu liên tục.  

Theo Maskonline

Làm thế nào để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh?

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay đã xuống dưới 5%. Tuy nhiên để trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ là cả một quá trình  điều trị từ lúc trước khi có thai cho đến khi đứa trẻ đã được sinh ra.

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn