

1. Lãnh đạo Trung tâm
- Giám đốc: TS. BS Lê Minh Trác
- Phó Giám đốc: ThS. Trần Diệu Linh
Bs Nguyễn Thu Hoa
- Tổ trưởng công tác CN Điều dưỡng Lê Thị Vân
2. Nhân lực:
148 CBVC, trong đó : 26 Bác sĩ ( Bác sĩ CKII; Ths; CKI; BS CK Mắt; BSCK TMH; BSCK Ngoại; BS Đa khoa; ) 107 Điều dưỡng (Cử nhân điều dưỡng 43, Cao đẳng điều dưỡng 15, Điều dưỡng trung cấp 23, Nữ hộ sinh trung học 03, Ths ĐD 01, đang học sau ĐH 04); Hộ lý 09, Nhân viên kỹ thuật 01, Kế toán viên 02.
3. Cơ cấu, Tổ chức trung tâm: Được chia làm 2 khu vực nhà G và nhà BC có cơ cấu các phòng điều trị như nhau.
Khu vực con nằm với mẹ: Chăm sóc trẻ sơ sinh bình thường (trẻ được đẻ thường, mổ đẻ hoặc đẻ có can thiệp) có mẹ sau đẻ không mắc bệnh lý Với mục đích trẻ sau đẻ được bú mẹ càng sớm càng tốt và các bà mẹ được tư vấn cách cho con bú, cách duy trì nguồn sữa mẹ, chăm sóc, theo dõi, phát hiện các dấu hiệu nguy cơ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Khu vực sơ sinh bệnh lý: Phòng hồi sức tích cực, phòng hồi sức cấp cứu, phòng cho trẻ có mẹ bệnh lý, phòng cho trẻ mắc các bệnh lây nhiễm, sơ sinh non tháng.
4. Trang thiết bị hiện có trong trung tâm:
Máy thở, máy CPAP, máy tiêm truyền, máy Laser điều trị bệnh ROP, máy sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh, máy theo dõi bão hòa oxy qua da, máy XQ tại giường, máy siêu âm tim màu 4 chiều, lồng ấp, giường hồi sức, đèn chiếu vàng da, hệ thống làm lạnh não, máy điện não, điện tim, máy hấp sấy tiệt khuẩn tại trung tâm, máy lọc không khí ….
5. Sơ lược lịch sử:
Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Trung Ương được Bộ y tế quyết định thành lập vào tháng 06 năm 2011 trên cơ sở khoa Sơ sinh Viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh – thành lập năm 1955 . Hiện nay Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh với biên chế 290 giường bệnh, 150 cán bộ nhân viên được được đào tạo chuyên ngành về điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh với mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ngày càng cao của chuyên nghành sơ sinh.
6. Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm:
- Hồi sức cấp cứu, khám chữa bệnh cho đối tượng là trẻ sơ sinh đẻ tại bệnh viện và các bệnh viện Sản – Nhi công lập, dân lập của 32 tỉnh / thành phố phía Bắc chuyển tới.
- Tham gia đào tạo cho các bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh các tỉnh / thành phố.
- Nghiên cứu khoa học và tiến hành ứng dụng các kỹ thuật cao giúp cho việc chẩn đoán và điều trị.
7. Thành tích đã đạt được
Điều trị
§ Hồi sức tích cực, kịp thời và hiệu quả nhiều trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ cao.
§ Trung tâm Sơ sinh đã cứu sống được rất nhiều trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân, trong đó có rất nhiều trẻ sơ sinh cực non tháng, có cân nặng dưới 1000g . Đặc biệt đã cứu sống được cháu bé có cân nặng 500 gam, tuổi thai 25 tuần từ 2010 – được xếp vào 1 trong 10 sự kiện lớn của nghành y tế Việt nam, Bé 400gr; mẹ TSG nặng hiện tại bé phát triển bình thường. Kết quả này đã mang đến niềm vui và sự tin cậy đối với nhiều gia đình đặc biệt những bà mẹ có nguy cơ đẻ non.
§ Trung tâm đã cứu sống được tất cả các cháu của 2 cặp sinh bốn có tuổi thai là 30 tuần và 33 tuần có cân nặng từ 900g – 1800g, tất cả đều suy hô hấp nặng, phải thở máy.
§ Sử dụng Surfactant –trong điều trị và dự phòng hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non và trong điều trị bệnh lý khác gây suy hô hấp như bệnh hít phân su, viêm phổi trong tử cung v.v..
§ Sàng lọc và can thiệp các bệnh võng mạc
§ Từ năm 2003 Trung tâm Sơ sinh phối hợp với bác sĩ nhãn nhi của bệnh viên Mắt TW tiến hành sàng lọc được bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non và điều trị Laser cho trẻ mắc bệnh ROP ngay tại Trung tâm cùng với sự hỗ trợ của các bác sĩ bệnh viện Mắt TW góp phần làm tăng chất lượng điều trị, giảm phiền hà cho gia đình người bệnh.Cho đến nay Trung tâm đã khám sàng lọc cho gần 14000 trẻ và đã điều trị thành công cho 531ca trẻ mắc ROP.
§ Từ năm 2009 phối hợp với bác sĩ khoa ngoại Nhi bệnh viện Việt Đức phát hiện và điều trị kịp thời, cứu sống nhiều trẻ sơ sinh mắc dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ( Tắc tá tràng, teo ruột, khe hở thành bụng, thoát vị rốn, không hậu môn v.v.), thoát vị hoành và một số dị tật khác đặc biệt có trẻ chỉ nặng 900 gam.
§ Năm 2013 Trung tâm đã được đầu tư máy sàng lọc thính lực và đã phát hiện sớm nhiều trẻ sơ sinh nguy cơ giảm thính lực, gửi trẻ tới các trung tâm điều trị TMH góp phần hỗ trợ sớm thính lực cho trẻ tránh tàn phế suốt đời.
§ Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh không để xảy ra các trường hợp nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện
Khen thưởng:
§ Tập thể:
+ Bằng khen của Chủ tịch nước tặng năm 2017.
+ Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ tặng năm 2012
+ 3 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng năm 2009, 2012, các năm từ 2014 - 2018.
+ Liên tục nhiều năm được Bộ Y tế trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
+ 3 Bằng khen BCH Công đoàn Y tế Việt Nam tặng các năm từ 2010 - 2018
§ Cá nhân:
+ Danh hiệu ‘Thầy Thuốc Ưu Tú”: 3 Bác sĩ
+ Bằng khen của Thủ tướng : 3 Bác sĩ
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao Động VN: 15 CBVC